Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

7 tính năng hữu ích của điện thoại thông minh có thể bạn chưa biết dùng

Phần lớn điện thoại di động hiện đại ngày nay có rất nhiều chức năng: cho phép bạn kết nối với một ai đó ở đầu kia của thế giới, gửi tin nhắn tới tất cả bạn bè chỉ trong vài giây và có thể lướt Internet bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đó không phải là danh sách đầy đủ chức năng mà thiết bị di động của bạn có thể hỗ trợ. Hãy cùng Quản Trị Mạng tham khảo thêm 7 tính năng hữu ích của điện thoại thông minh có thể bạn chưa biết dùng dưới đây nhé! Chắc chắn những thủ thuật này sẽ rất ít người biết đến, ngay cả bạn cũng vậy.

Chuyển điện thoại di động thành thiết bị nghe

Chuyển điện thoại di động thành thiết bị nghe© Whatican
Chỉ với một vài thao tác vô cùng đơn giản, bạn có thể biến chiếc điện thoại thông minh của mình thành công cụ gián điệp hay công cụ truyền dẫn không dây rồi. Thiết bị này hoạt động rất đơn giản. Để kiểm tra nó, đầu tiên đặt điện thoại di động của bạn ở vị trí mong muốn, sau đó di chuyển ra một khu vực xa và gọi điện thoại mà bạn đã thiết lập như một thiết bị nghe. Chiếc điện thoại của bạn sẽ tự động trả lời và bạn có thể nghe được những gì đang xảy ra ở nơi bạn đặt nó. Và dĩ nhiên thủ thuật này không chỉ dành cho gián điện rồi phải không?

Làm cho điện thoại di động của bạn bị khóa mãi mãi

Làm cho điện thoại di động của bạn bị khóa mãi mãi© Pixabay
Nếu không may chiếc điện thoại thông minh của bạn bị rơi hoặc bị đánh cắp mất, bạn muốn giữ các dữ liệu cá nhân an toàn khỏi những con mắt tò mò của những người khác thì chức năng này thực sự rất hữu ích. Cách làm này đều có thể áp dụng được đối với mỗi SIM ở trên toàn thế giới, được chỉ định bằng một dãy số gồm 15 chữ số, được gọi là IMEI. Nếu điện thoại di động đó không còn thuộc quyền sở hữu của bạn và có rất ít cơ hội có thể nhìn thấy nó một lần nữa, bạn chỉ cần gọi cho công ty điện thoại di động và yêu cầu họ chặn thiết bị điện thoại của bạn bằng cách sử dụng mã số IMEI. Hiển nhiên, nếu tất cả chúng ta bắt đầu áp dụng thủ thuật này thì hành vi trộm cắp điện thoại sẽ trở nên vô nghĩa. Để tìm mã số IMEI trên điện thoại, bạn chỉ cần quay số kết hợp *#06#. Hãy dành ra ít phút để làm điều này ngay nhé!

Biến chiếc điện thoại thành kính hiển vi

Biến chiếc điện thoại thành kính hiển vi© NonBony
Điều này chắc hẳn nghe đáng ngạc nhiên phải không? Tuy nhiên, bạn thực sự không cần phải sử dụng thiết bị đắt tiền để quan sát những vật quá nhỏ bằng mắt thường. Hãy sử dụng một ống kính nhỏ (có thể tìm thấy ở bất kỳ con trỏ laser nào) và điện thoại di động, bạn có thể làm một kính hiển vi kỹ thuật số di động chỉ để chụp ảnh phóng to tuyệt vời và thậm chí là để cho trẻ nhỏ nhìn thấy hạt nhân của tế bào.

Chụp ảnh dưới nước

Chụp ảnh dưới nước© 4apple
Không phải toàn bộ thiết bị điện thoại thông minh hiện nay đều không thấm nước. Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu một thiết bị di động nhưng không được thiết kế để chụp ảnh dưới nước, điều đó không có nghĩa là bạn không thể mang nó đến hồ bơi hay biển. Vậy làm thế nào để bạn có thể làm được điều đó? Cách đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng một số miếng nhựa làm bằng polyethylene và chưa đến hai phút để thực hiện.

Thiết lập mở khóa bằng khuôn mặt

Thiết lập mở khóa bằng khuôn mặt© androidinsider
Android cung cấp rất nhiều cách để mở khóa điện thoại của bạn: mã PIN, mật khẩu, một cử chỉ mẫu hoặc một cú gõ bất ngờ điển hình chẳng hạn. Tuy nhiên, có một cách mở khóa khác mà hầu hết người dùng đều bỏ qua. Trên thực tế, tính năng Mở khóa bằng khuôn mặt an toàn hơn nhiều so với một mật khẩu đơn giản. Để cài đặt chế độ này, chỉ cần đi tới Cài đặt, cuộn xuống Bảo mật, bấm vào Khóa màn hình và chọn tùy chọn bạn cần.

Tạo hình ảnh 3D

Tạo hình ảnh 3D© xplayone
Như một phép ma thuật! Với một chút sáng tạo và kiên nhẫn, bạn sẽ có thể tạo ra các hình ba chiều 3D tuyệt vời như đến từ tương lai.

Kéo dài tuổi thọ của điện thoại di động

Kéo dài tuổi thọ của điện thoại di động© VlogTimes
Điều hoàn toàn bình thường là khe cắm điện của điện thoại thường có xu hướng hút bụi, bụi bẩn và các mảnh vụn khác theo thời gian. Nhưng chỉ có một vài người biết rằng bụi trong cổng sạc có thể là một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng cho thiết bị của bạn. Để tránh điều này, hãy làm sạch điện thoại thông minh một cách thường xuyên. Chỉ cần lấy một ống tiêm đầy không khí, chèn ống kim vào jack cắm điện, và tiêm không khí. Cách làm này sẽ cho phép bạn dễ dàng loại bỏ bụi khỏi cổng sạc và kéo dài tuổi thọ của điện thoại thông minh của bạn.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Dùng các tính năng cao cấp trên Android không cần root

Thông thường, root hay còn được hiểu là biện pháp “bẻ khóa” hệ điều hành để can thiệp quyền quản trị cao nhất, sau đó tinh chỉnh và thay đổi những thiết lập, loại bỏ hay bổ sung thêm tính năng cho hệ điều hành Android. Tuy nhiên, root không phải là biện pháp an toàn và không phù hợp với người dùng thông thường, đôi khi root khiến cho máy bị hỏng và nhà sản xuất không chấp nhận bảo hành. Do đó, nhu cầu sử dụng nhiều tính năng cao cấp hơn trên Android mà không cần phải root được nhiều người dùng quan tâm.
Tùy biến widget
Widget (ứng dụng nhỏ) khá hữu ích trên Android, thậm chí Apple đã bổ sung chức năng này cho iOS 8 trở lên cho hệ điều hành di động của mình để theo kịp nền tảng của Google. Mặc định, Google cài đặt sẵn các widget cơ bản như đồng hồ, thời tiết hoặc báo giờ… Bạn có thể bổ sung thêm nhiều widget đa năng, hữu ích và đẹp mắt khác nữa từ kho Play Store. Chẳng hạn, bạn có thể tải về tiện ích Beautiful Widgets từ Play Store để bổ sung thêm rất nhiều kiểu widget cho thiết bị Android của mình. Tiện ích này hỗ trợ nhiều cỡ widget, từ 6x4, 6x1 đến 6x2; công cụ này cũng cho phép người dùng tùy biến widget theo ý thích riêng, thêm thông tin địa lý, thậm chí có thể tương tác với nội dung trên widget…
Beautiful Widgets là công cụ đáng để bạn sử dụng để bổ sung widget cho Android.
Tùy biến cho thông báo ở mép màn hình
Màn hình cong trên các dòng Samsung Galaxy S6/S7 Edge thực sự hữu ích khi bạn muốn thao tác nhanh hay xem các nội dung thông báo. Tuy nhiên, kiểu hiển thị hay thông báo sẵn có trên các mép của màn hình cong này trông khá chán, kém tính năng. Do đó, nếu bạn muốn màn hình cong này trở nên hấp dẫn với nhiều kiểu giao diện bắt mắt hơn, với chức năng hiện thông báo trên màn hình này linh hoạt, thông minh hơn thì nên cài thêm một tiện ích bổ sung có tên Edge Color Notifications.
Thêm tính năng cho màn hình cong trên các thiết bị hỗ trợ.
Tiện ích này hỗ trợ người dùng thay đổi nhiều hiệu ứng hiển thị khác nhau cho khu vực mép màn hình. Ngoài ra, Edge Color Notifications cũng cho phép bạn thay đổi màu sắc cho từng ứng dụng muốn hiện thông báo. Đặc biệt, People Edge & Apps Edge là hai chức năng giúp người dùng truy cập nhanh danh bạ và ứng dụng thường dùng với giao diện đẹp mắt và tiện lợi hơn so với chức năng gốc của Samsung.
Điều khiển máy tính từ xa
Trước đây, điều này có vẻ như là “bất khả thi” nếu như thiết bị của bạn không được root. Giờ đây, bạn có thể cài thêm ứng dụng Chrome Remote Desktop để dùng thiết bị Android điều khiển máy tính từ bất cứ đâu có kết nối Internet. Bạn không cần cài thêm bất cứ tiện ích bổ sung nào nữa (như đối với Teamviewer) và quá trình thiết lập cũng khá đơn giản chỉ vài phút.
Điều khiển máy tính dùng Windows 7 với ứng dụng Chrome Remote Desktop.
Đầu tiên, bạn tải về ứng dụng Chrome Remote Desktop từ kho Google Play Store. Sau đó, từ trình duyệt Chrome trên máy tính, bạn cũng cài tiện ích Chrome Remote Desktop từ mục Extensions và làm theo hướng dẫn. Sau khi tiện ích Chrome Remote Desktop được cài thành công trên Android, bạn sẽ nhận được thông báo về việc ứng dụng cấp một mã PIN có 6 chữ số và bạn sẽ dùng mã này để truy cập vào máy tính (host) từ thiết bị di động (client).
Quay phim màn hình
Trong một thời gian dài, việc quay phim màn hình là điều không thể nếu bạn không “hack” hệ điều hành Android. Tuy nhiên, ở phiên bản Android 5.0 Lollipop thì Google đã bổ sung thêm API hỗ trợ chức năng quay phim. Do đó, mặc dù không được tích hợp khả năng quay phim màn hình nhưng nhờ các API này mà lập trình viên nền tảng di động này tạo ra nhiều ứng dụng để quay phim màn hình mà không cần phải root.
Giao diện của một ứng dụng quay phim màn hình trên Android 5.0.
Mặc dù không đa dạng tính năng như các ứng dụng yêu cầu root Android, nhưng những tiện ích như AZ Screen Recorder (tải về từ Google Play Store) cũng cung cấp cho người dùng những chức năng cơ bản đủ để phục vụ công việc của mình. Chẳng hạn, ứng dụng miễn phí AZ Screen Recorder AZ Screen Recorder cho phép bạn ghi video từ màn hình với định dạng Full HD, QHD. Đây cũng là ứng dụng duy nhất trên kho ứng dụng cho phép bạn tạm dừng (pause) khi đang ghi hình. Ngoài ra, ứng dụng này còn hỗ trợ ghi âm thanh từ micro, hiển thị điểm chạm trên màn hình, tùy chỉnh kích thước video, tốc độ khung hình (framerate), bitrate, đặt đồng hồ đếm ngược, thêm ảnh và logo của riêng mình, lưu trữ video trên thẻ nhớ ngoài, thêm hiệu ứng làm nhanh/chậm video… Tất nhiên, tiện ích này chỉ hoạt động trên các thiết bị dùng Android 5.0 trở lên.
Chơi các game cũ với chức năng giả lập
Có lẽ nhiều người “hoài cổ” luôn muốn chơi lại các trò chơi thời thơ ấu của mình, chẳng hạn như các trò trên Nintendo 64. Giờ đây, bạn có thể chơi các game này nhờ các ứng dụng giả lập, điều đặc biệt là đa phần các tiện ích giả lập này đều có khả năng hỗ trợ các trò Gameboy, SNES/NES.
Chơi game Nintendo 64 trên thiết bị Android.
Có thể kể đến các tiện ích như C64.emu, ClassicBoy (Emulator), DraStic DS Emulator, ePSXe, FPse for Android, John GBC (GBC Emulator), MD.emu, MegaN64 N64 Emulator, My Boy! – GBA Emulator, My OldBoy! – GBC Emulator, Nostalgia.NES Pro, PPSSPP – PSP emulator, RetroArch, Tendo64 (N64 emulator)… Lưu ý là một số ứng dụng có cả phiên bản miễn phí hạn chế tính năng và có phí, bạn có thể tìm kiếm thêm với từ khóa “game emulator” trên kho Google Play Store.
Thiết lập lại các nút chức năng
Bạn có thể “vượt mặt” nhà sản xuất và cả Google để đặt lại tính năng cho các nút bấm có trên máy. Kinh nghiệm sử dụng cho thấy ứng dụng Home2Shortcut cực kỳ hữu ích để bạn thêm, tùy chỉnh và đặt chức năng cho các nút bấm. Sau khi tải về ứng dụng này từ kho Google Play Store, bạn có thể tự thiết lập theo 4 bước hướng dẫn của trình thuật sĩ. Chẳng hạn, bạn có thể đặt tác vụ nhấn hai lần nút Home để mở All Apps (giao diện các ứng dụng), nhấn đè nút Home để mở camera… Đặc biệt, bạn có thể đặt tổ hợp các nút bấm để đảm nhận một tác vụ bất kỳ, chẳng hạn như nhấn nút Home + nút Back để vào trình duyệt…
Thêm nhiều tính năng cho nút bấm bằng tiện ích Home2Shortcut.
Tự động hóa các thiết lập
Bằng việc sử dụng công cụ IFTTT (miễn phí trên Play Store), bạn có thể đặt lịch cho các cài đặt, công việc trên thiết bị Android của mình. Thực chất, tính năng này trước đây có ứng dụng Tasker đảm nhận, nhưng có vẻ như ứng dụng này phù hợp hơn cho người dùng biết “chút ít” về lập trình, trong khi đó IFTTT thực sự ưu việt hơn vì giao diện, tính năng dễ dùng cho mọi đối tượng.
Ứng dụng IFTTT giúp tự động hóa các thiết lập
Chẳng hạn, bạn có thể đặt lịch cho thiết bị tự động bật Wi-Fi để kiểm tra email khi về đến nhà, sau đó tự động tắt khi đang đi ngoài đường. Hoặc bạn cũng có thể tắt 3G trong khoảng thời gian đi ngủ để thiết bị không tự động cập nhật thông tin mới làm tiêu tốn dung lượng...
Thay đổi thông số DPI
Một vài dòng điện thoại đưa hẳn chức năng thay đổi mật độ điểm ảnh DPI ra ngoài giao diện thiết lập (Settings) để người dùng sử dụng. Chẳng hạn như các dòng Samsung Galaxy mới với tùy chọn Standard (chế độ chuẩn) và Condensed (với mật độ điểm ảnh dày hơn, biểu tượng, ký tự hiển thị nhỏ hơn).
Kích hoạt tùy chọn USB Debugging trên Android.
Nếu thấy thiết bị Android của mình không được hỗ trợ chức năng này, bạn cũng đừng nên lo lắng vì có một thủ thuật giúp bạn thay đổi được thông số DPI dễ dàng mà không cần phải root máy. Thao tác chi tiết như sau:
- Kích hoạt chế độ USB debugging từ menu Settings> Developer Options. Nếu thiết bị của bạn chưa có mục Developer Options thì bạn cần kích hoạt nó bằng cách vào Settings> About Phone và nhấn liên tục 7 lần vào “Build Number”.
- Tải về và cài đặt gói trình điều khiển ABD Drivers và Minimal ADB for Windows tại goo.gl/GW40ux và http://developer.android.com/sdk/win-usb.html.
- Kết nối thiết bị Android với máy tính, nếu có thông báo xác thực để “Debugging” thì bạn chọn OK.
- Để thay đổi DPI cho thiết bị Android, bạn vào trình dòng lệnh của Minimal ADB và nhập lệnh sau:
adb shell wm density “DPI”
adb reboot
Lưu ý: Thông số “DPI” ở trên bạn thay bằng giá trị phù hợp (xem hình minh họa), chỉ số DPI càng nhỏ thì màn hình hiển thị được nhiều nội dung hơn, các biểu tượng ký tự sẽ nhỏ hơn và ngược lại.
- Lúc này, thiết bị Android của bạn sẽ khởi động lại và bạn sẽ thấy sự khác biệt ở màn hình hiển thị. Nếu không thích với mức DPI đã thay đổi, bạn có thể thay đổi lại hoặc cho màn hình trở về mức DPI mặc định bằng cách nhập lệnh sau là xong:
adb shell wm size reset
adb reboot 
Chức năng thay đổi DPI cho giao diện sử dụng trên Samsung Galaxy mới.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Hướng dẫn root và cài phần mềm,bộ gõ tiếng Việt cho Nook Tablet

I - Root Nook Tablet

Các thứ cần chuẩn bị
+ 1 sd card khoảng 4GB.
+ Bộ cài đặt bao gồm "CWM_SD_flash_and_exe.zip", "NT-CWM-SD.zip", và "update.zip".

- Các bước thực hiện
+ Bước 1: Tạo đĩa khởi động - Hướng dẫn tạo thẻ khởi động CWM cho Nook
* Giải nén file: "CWM_SD_flash_and_exe.zip"
* Chạy file: "Win32DiskImage.exe". Trong đó
x Trong Image file chọn: "cwm_sd_flashing_boot.img"
x Trong device chọn: ổ đĩa sdcard
x Nhấn nút write, chương trình sẽ hỏi có đồng ý không vì nó sẽ ghi lại cấu trúc thẻ nhớ => chọn yes.
x Sau khi hoàn thành sdcard sẽ còn lại khoảng 70MB
+ Bước 2: chép các file cần thiết vào đĩa
* Giải nén file: "NT-CWM-SD.zip" và chép tất cả file vào thư mục gốc của sdcard => trùng thì cứ ghi đè lên
* Chép file "update.zip" vào thư mục gốc của sdcard
+ Bước 3: root nook tablet bằng sdcard ở trên.
* Tắt máy.
* Bỏ sdcard ở trên vào.
* Mở máy.
* Máy sẽ boot vào cwm
* Chọn "Go to install zip from sdcard"
* Chọn "Then select choose zip from sdcard"
* Chọn file ("update.zip").
* Chọn Yes.
* Chờ chạy xong.
* Lấy thẻ nhớ ra.
* Khởi động lại máy
====>>>> đã root xong.
[IMG]
 
Với cách này sau khi root xong đã có sẵn market và có thể cài chương trình từ file apk.
II - Google App - Android Market 

1./ Cài Root Explorer 

Đây là trình quản lý file mà bạn cần cài vào Nook Tablet để có thể chép file vào phân vùng hệ thống của máy. Để cài thì bạn cần tải file Root Explorer (Vui lòng serch google rất nhiều). Tải về máy tính, sau đó tự gửi vào email nhé. Sau đó dùng trình duyệt của Nook Tablet truy cập vào mail của bạn và tải nó về. Và tiến hành cài vào máy

2./ Windows - Hướng dẫn cài thêm Gapp (Android Market)
  1. Link tham khảo: GApps on the Nook Tablet. Các bước thực hiện bên dưới:
  2. Tải file Gapp.zip về máy tính và giải nén ra. Link:http://www.fshare.vn/file/BJUY3FILRD/
  3. Sau khi giải nén bạn sẽ thấy thư mục System. Copy toàn bộ thư mục nào vào thẻ nhớ hoặc bộ nhớ của máy.
  4. Trong thư mục System có 4 thư mục nhỏ. Dùng Root Explorer để chép từng file trong 4 thư mục đó vào các thư mục tương ứng trong system của hệ thống. Nhấn giữ tay vào file đó để chọn copy.
  5. Lưu ý: khi vào đến thư mục hệ thống thì trên góc trên của Root Explorer có mục [Mount R/W] -> nhấn vào đó, lúc đó nó chuyển sang [Mount R/O], sau đó với paste được.
  6. Sau khi đã chép hết các file thì bạn còn cần làm 1 việc nữa đó là vào thư mục system của hệ thống, vào tiếp thư mục app và set permissions cho các file mới chép vào đây! để set permissions thì nhấn giữ vào file đó và chọn permissions.
  7. Reboot, vậy là máy bạn đã có Market.
p/s: cầu trời cho bạn thành công .... 

[IMG]
III - Cài phần mềm cho máy

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước ở trên thì Nook Tablet của bạn đã được root và có Root Explorer, Android Market. Đây là 2 phần mềm quan trọng để cài các phần mềm khác vào máy. Bây giờ thì Nook Tablet của bạn dùng khá giống với các máy tính bảng Android khác rồi. Vì root bằng MacOS và Win hơi khác một chút, nên giờ những ai đã root bằng windows thì cũng cần cài thêm một vài phần mềm hỗ trợ khác nữa để máy chạy ngon hơn. Các phần mềm được đính kèm ở cuối bài. Những phần mềm có thể tìm trong Market thì mình sẽ không đính kèm vào bài viết. 

1. - Các phần mềm cần cài thêm
  • Go Launcher Ex (Launcher hoàn chỉnh thay thế cho launcher có sẵn của máy) -> bạn cũng có thể dùng một cái launcher trong Market cũng được.
  • Button Savior (Phần mềm nhỏ nhỏ hiện mấy nút ảo HOME - MENU - BACK trên màn hình) -> free trong market
  • Home Catcher (Nhấn 2 lần nút HOME sẽ ra launcher mới cài - ở đây là Go launcher) -> Link: XDA
  • Dolphin HD Browser -> trình duyệt, dùng cái nào trong market cũng được.
2. - Cài bộ gõ tiếng Việt:
Thay đổi bộ gõ là một trong những tính năng bị giới hạn của Nook Tablet, vì thế khi bạn cài một keyboard từ Market sẽ không được. Dưới đây là phần mềm Gotiengviet v3.2.1, bạn cần tải về máy tính, sau đó chép vào Nook Tablet và làm theo hướng dẫn.
Kích hoạt chế độ Enable keyboard Debug
  1. Tải và cài Anycut vào máy. Link: http://goo.gl/isvc1
  2. Chạy Anycut, Chọn New Shortcut.
  3. Tìm dòng "Android Keyboard Debug" và chọn vào nó.
  4. Ra ngoài Launcher và tìm cái icon Android Keyboard Debug vừa tạo và click vào đó.
  5. Xong, click Back để thoái ra ngoài lại.
Bắt đầu cài GotiengViet:
  1. Link: http://www.fshare.vn/file/F9VBPYL4FE/ . Tải xong chép nó vào Nook
  2. Dùng Root Explorer tìm vào trong thư mục system/app của máy. chuyển [Mount R/W] -> [Mount R/O]
  3. Dùng Root Explorer chép cái file GoTiengViet.apk vừa nãy mới tải về (và đã chép vào Nook) vào system/app
  4. Nhấn giữ vào file GoTiengViet.apk và chọn permissions nó. Chọn hết tất cả các lựa chọn trong đó.
  5. Click vào GoTiengViet.apk mới chép vào đó và Install nó.
  6. Sau khi cài trong thì reboot lại máy.
Chọn GoTiengViet để dùng:
  1. Trong list phần mềm của bạn sẽ có phần mềm tên GoTiengViet, click vào đó và làm theo hướng dẫn.
[IMG]
IV - Khôi phục firmware gốc, unroot
Nook Tablet có lưu sẵn một firmware gốc trong máy (dạng như recovery) vì thế mỗi khi bạn muốn quay về trạng thái ban đầu, hay muốn unroot máy thì làm theo các bước sau: Lưu ý là pin cần phải trên 50% cho an toàn.
  1. Tắt máy hoàn toàn.
  2. Nhấn giữ 2 phím volume, sau đó nhấn giữ vào Power: máy sẽ khởi động lên, cứ nhấn giữ 3 phím đó cho đến khi máy tự tắt thì bỏ ra.
  3. Làm lại bước 2. Cứ làm như thế 8 lần.
  4. Sau khi làm 8 lần thì máy đang tắt, nhấn Power nó sẽ tự động chạy lại firmware gốc của máy.

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết

Android 4.4 đã xuất hiện được một thời gian và nó cũng đã được cài sẵn lên nhiều thiết bị mới bán ra thị trường. Song song đó, nhiều công ty cũng bắt đầu nâng cấp sản phẩm cũ của mình lên phiên bản hệ điều hành. Hôm nay mình xin chia sẻ với anh em một vài tính năng "bí ẩn" mà có thể anh em chưa biết trên Android 4.4, hi vọng nó sẽ giúp việc sử dụng máy của các bạn được ngon lành hơn.
8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết

Nhận biết và theo dõi bước đi

Android 4.4 KitKat hỗ trợ các cảm biến chuyển động tốt hơn so với những phiên bản trước đó và nó cho phép ứng dụng bên thứ ba theo dõi bước đi của người dùng mà không hao tốn nhiều năng lượng. Bạn có thể thử cái những ứng dụng như Moves hoặc Runtastic Pedometer để xài tính năng này.
Sau khi cài và kích hoạt, các app này sẽ tự động theo dõi tình hình đi lại của bạn, bước đi bao nhiêu, bước chạy bao nhiêu, để rồi tạo ra một báo cáo tổng hợp cho bạn biết về tình hình tập luyện của mình trong một khoảng thời gian nào đó. Bản thân Android KitKat cũng sẽ ghi nhận thông tin này và hiển thị cho bạn xem mỗi cuối tháng thông qua Google Now, lúc đó bạn sẽ biết được trong cả tháng rồi mình đã đi bộ được bao xa.
8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết

Process Stats

"Process Stats(ProcsStats) nằm trong phần cấu hình dành cho lập trình viên trên Android 4.4 KitKat. Khi truy cập vào Settings > Developer options > Process Stats, chúng ta sẽ có khả năng theo dõi những ứng dụng và dịch vụ nào đang hoạt động, tần suất chạy của chúng là bao lâu, dung lượng RAM cao nhất và dung lượng RAM trung bình mà chúng sử dụng là bao nhiêu. Khi thấy một app nào đó chiếm nhiều RAM quá, bạn có thể tắt nó một cách thủ công bằng cách chọn vào app cần đóng, nhấn nút “Force stop”.
8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết
Bạn cũng có thể chọn vào nút menu > Stats type để xem thống kê về mức RAM tiêu thụ của các phần mềm chạy ngầm (background), chạy “nổi” (foreground) hoặc chạy dưới dạng tiến trình trong bộ nhớ đệm (cache).
Ghi chú: Nếu chưa thấy Developer Options, bạn vào Settings > About phone/tablet > chạm vào dòng Build Number từ 5 đến 7 lần liên tục.

Ba chế độ định vị

Với các bản Android trước đây, việc xác định vị trí địa lý của bạn chỉ dựa vào GPS hoặc 3G/2G, và điều này làm tiêu hao rất nhiều năng lượng, kéo theo đó là thời lượng pin bị giảm sút mạnh mẽ. Lên tới Android 4.4, chúng ta có đến ba chế độ để định vị, và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cái phù hợp với mình bằng cách vào Settings >Location > Mode. Những chế độ này bao gồm:
  • High accuracy: kết hợp cả GPS, Wi-Fi lẫn mạng di động để cho ra kết quả chính xác nhất có thể
  • Battery saving: sử dụng Wi-Fi và mạng di động để định vị, khi đó sẽ tiết kiệm pin hơn nhưng kết quả không chính xác bằng
  • Device only: chỉ sử dụng mỗi GPS để xác định vị trí.
8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết

Hiện lại thanh trạng thái ở chế độ Immersive

Immersive là một trong số các tính năng mới của Android 4.4. Nếu một ứng dụng nào đó hỗ trợ chế độ này, thanh trạng thái và thanh điều hướng ảo (nếu có) sẽ biến mất để app có không gian hiển thị nhiều nhất có thể. Bạn có thể tưởng tượng nó giống như chế độ full-screen mà một số phần mềm Android từng áp dụng thủ công vậy. Một khi đang chạy Immersive, nếu muốn thanh trạng thái/notification xuất hiện trở lại, bạn chỉ việc kéo ngón tay từ cạnh trên màn hình xuống là xong.

Tắt hiệu ứng để tăng tốc độ

Với những bạn ghét hiệu ứng chuyển cảnh, hoặc nếu bạn cảm thấy máy mình cứ chầm chậm thì bạn nên thử tắt hiệu ứng đi. Android 4.4 cho phép chúng ta làm điều này bằng cách vào Settings > Developer Options >Advanced > Animation. Tại đây bạn có thể bỏ chọn tất cả các hiệu ứng chỉ bằng việc bỏ chọn dòng Animation đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉ bỏ hiệu ứng của các cửa sổ (Windows animation scale) hoặc khi chuyển giữa các giao diện (Transition animation scale) mà thôi.
8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết

Trình chọn tập tin mới

Đây là một trong những cải tiến tốt nhất của Android 4.4 KitKat bởi nó cho phép chúng ta chọn file rất dễ dàng và truy cập được đến với nhiều khu vực lưu trữ khác nhau. Bạn hãy thử chạy một ứng dụng nào đó cần mở file, ví dụ như khi soạn thư bằng Gmail, chọn nút menu rồi nhấn vào “Attach file”. Trong giao diện mở ra (tên gọi chính xác là “File Picker” nhé), chúng ta có thể chọn tập tin của mình từ các ổ Google Drive, duyệt riêng tập tin hình ảnh/video/âm thanh đang lưu trên thiết bị, mở file đã download. Chưa hết, chúng ta còn có một mục “Internal Storage” để bạn thoải mái chọn bất kì tập tin nào đang lưu trong hệ thống. Bạn cũng được phép chọn các ứng dụng tích hợp sẵn hoặc app bên thứ ba để duyệt tập tin nữa.
8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết
Trong các bản Android trước đây, nếu muốn dùng một File Picker mạnh mẽ như trên, bạn phải cài thêm app từ bên ngoài, còn bây giờ thì nó đã có sẵn trong máy luôn. Thật là tuyệt vời! Lưu ý rằng nếu bạn không thể duyệt file chứa trong bộ nhớ trong hoặc thẻ SD thì hãy chọn vào nút menu của File Picker, tích vào ô “Display advanced devices” nhé.

Ứng dụng Gallery đâu rồi?

Trên một số thiết bị mới (ví dụ như Sony Z Ultra, LG G Pad 8.3, HTC One M8 phiên bản Google Edition, hoặc như trên Nexus 5), Google đã không còn tích hợp sẵn trình xem ảnh mặc định của Android (Gallery) mà thay vào đó là app Photos thuộc Google+. Đây là nỗ lực mới nhất của Google nhằm tích hợp chặt chẽ hơn mạng xã hội của mình vào Android, tương tự như việc hãng thay thế app SMS của hệ thống bằng Hangouts. Google+ Photos có giao diện sáng sủa hơn app mặc định, ngoài việc hỗ trợ xem ảnh thì nó còn cho phép thực hiện sao lưu ảnh tự động, tự tinh chỉnh ảnh thông minh, tạo video Highlights với các nội dung nổi bật.
Lưu ý: với các anh em thích nghịch ROM, nếu anh em dùng máy bình thường nhưng flash ROM Google Edition thì cũng bị mất Gallery mặc định và thay vào đó là Photos của Google+ luôn.
8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết

Quay video màn hình

Quay video màn hình (hay còn gọi là screencast) là một trong những tính năng mới trên Android 4.4 Kitkat, tính năng này rất hữu ích nếu như bạn muốn trình diễn một tính năng hay giới thiệu phần mềm nào đó. Với Android 4.3 trở về trước thì muốn quay video màn hình chúng ta phải cài thêm phần mềm khác từ bên thứ 3. Tuy nhiên, mặc định thì Android 4.4 không được kích hoạt sẵn tính năng này, mà Google chỉ cung cấp API và các lập trình viên có thể tự phát triển công cụ riêng. Hiện tại các rom cook Android 4.4 như CyanogenMod hay OmniROM đều bắt đầu được trang bị screencast.
8 tính năng trên Android 4.4 KitKat có thể bạn chưa biết
Trong trường hợp bạn không dùng các ROM trên thì vẫn có thể xài những phần mềm được cung cấp trên Google Play để có được tính năng tương tự, ví dụ như Screenshot Ultimate ProKitKat Screen CaptureRec (screen recorder). Tuy nhiên, các app này đòi hỏi bạn phải có quyền root để quay video đấy nhé.

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Dùng thử 9 tính năng thú vị của Galaxy S5

Samsung là nhà sản xuất điện thoại luôn rất "hào phóng" với các tính năng thú vị trên điện thoại. Chiếc Galaxy S5 mới nhất cũng được tích hợp rất nhiều tính năng, trong đó có một vài tính năng thực sự hữu dụng chứ không quá thừa thãi.

Quét vân tay

Quét vân tay là tính năng đã được trang bị trên điện thoại từ lâu, tuy nhiên nó chỉ thực sự được chú ý lại vào năm ngoái, khi được Apple tích hợp khá tốt vào chiếc iPhone 5s. Ngay sau đó, các nhà sản xuất lớn cũng đưa ra những điện thoại có tính năng này như HTC One Max hay Samsung Galaxy S5.
Dùng thử 9 tính năng thú vị của Galaxy S5
Cảm biến vân tay trên Galaxy S5 được tích hợp ngay trên nút Home cứng của máy
Cảm biến vân tay của Samsung Galaxy S5 được tích hợp vào nút Home cứng của máy. Cảm biến này trên Galaxy S5 hiện có thể dùng để mở khóa màn hình, xác nhận ở cửa hàng ứng dụng Samsung, thanh toán với PayPal và truy cập chế độ riêng tư trên điện thoại. Bạn có thể lưu tối đa 3 mẫu vân tay.
Do nút Home của S5 có kiểu thuôn dài nên người dùng không thể đặt trọn cả đầu ngón tay lên phần cảm ứng, thay vào đó phải quét ngón tay dọc phím Home. Ngay từ lúc thiết lập vân tay, bạn cần quét vuông góc hoặc chỉ hơi lệch một chút, còn nếu ngón tay đặt nằm ngang thì cảm biến sẽ không nhận. Nhìn chung cảm biến vân tay của Galaxy S5 khá nhạy, nhưng thiếu linh hoạt.

Đo nhịp tim

Dùng thử 9 tính năng thú vị của Galaxy S5
Cảm biến đo nhịp tim ở mặt lưng của máy
Cảm biến nhịp tim được tích hợp ngay trên mặt sau của chiếc S5, vừa vặn để đặt ngón tay trỏ. Tính năng đo nhịp tim được tích hợp trong ứng dụng S-Health, cùng nhiều tính năng liên quan đến sức khỏe khác như đo số bước chân, tính toán năng lượng tiêu thụ và đặt chế độ ăn hợp lý.
Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần bật tính năng trong S-Health và đặt đầu ngón tay lên cảm biến. Khi tay đặt chuẩn thì quá trình đo nhịp tim diễn ra nhanh, chỉ khoảng 3 giây.

Tiết kiệm pin và siêu tiết kiệm pin

Hầu hết các smartphone đều có tính năng tiết kiệm pin, khi kích hoạt sẽ giảm độ sáng, tắt bớt các dịch vụ và kết nối không cần thiết trên điện thoại. Samsung đã đi xa hơn một bước trên Galaxy S5, với chế độ Siêu tiết kiệm pin (Ultra saving power mode).
9 tính năng thú vị trên Samsung Galaxy S5
Chế độ siêu tiết kiệm pin sẽ giúp bạn tiết kiệm pin triệt để hơn
Khi kích hoạt chế độ này, màn hình của máy sẽ thành đen trắng, và chỉ có 12 ứng dụng chạy được, bao gồm trình duyệt web, mạng xã hội (Facebook, Twitter) và ứng dụng OTT (Line). Các kết nối WiFi và Bluetooth cũng sẽ bị tắt đi (nhưng người dùng có thể bật lại), máy chỉ còn giữ kết nối dữ liệu mạng khi màn hình mở. Với chế độ tiết kiệm pin này, Samsung cho rằng máy chỉ còn 10% pin cũng đủ dùng một ngày.
9 tính năng thú vị của Galaxy S5
Khi kích hoạt chế độ tiết kiệm pin, bạn chỉ còn dùng được một vài ứng dụng
Chế độ tiết kiệm pin thông thường của Galaxy S5 có thời gian kích hoạt nhanh hơn, đem lại một số điều chỉnh như giảm hiệu năng của máy, màn hình chỉ hiển thị trắng đen và chặn việc sử dụng dữ liệu ở chế độ nền.

Chụp HDR nhanh

Tính năng chụp HDR đã xuất hiện trên nhiều điện thoại, nhưng vấn đề của nó là tốc độ chụp HDR thường chậm hơi chụp thông thường nhiều, do máy phải chụp nhiều hình ở các mức đo sáng khác nhau và ghép lại. Samsung đã giải quyết tốt vấn đề này khi tối ưu tốc độ chụp ở chế độ HDR.
9 tính năng thú vị trên Samsung Galaxy S5
9 tính năng thú vị trên Samsung Galaxy S5Sự khác biệt rõ rệt giữa ảnh có bật chế độ HDR (trên) và không bật (dưới)
Trên Galaxy S5, tốc độ chụp một bức ảnh ở chế độ HDR không có sự chênh lệch so với ảnh chụp thông thường. Ở giao diện chụp ảnh mặc định thì chế độ HDR cũng được bố trí ngay ở ngoài cùng, tiện bật hơn. Do vậy, Galaxy S5 thể hiện tốt trong những trường hợp chụp ngược sáng.

Chụp trước lấy nét sau

9 tính năng thú vị trên Samsung Galaxy S5
Galaxy S5 được bổ sung tính năng chụp trước lấy nét sau, giúp tạo hiệu ứng khá thú vị
Một tính năng chụp ảnh khác cũng được nhấn mạnh trên Galaxy S5, đó là Lấy nét chọn lọc (Selective focus), hay có thể hiểu là tính năng chụp trước và lấy nét sau. Để có thể dùng chế độ này, trong khung hình cần có ít nhất hai đối tượng, trong đó một đối tượng đặt ở khoảng cách dưới 50 cm so với điện thoại. Trong quá trình chụp thì bạn cần giữ chắc tay, và quá trình xử lý sẽ mất vài giây.
Sau khi chụp xong, bạn có thể chọn ba chế độ lấy nét trong tấm hình: lấy nét gần (nét đối tượng ở gần, làm mờ đối tượng ở xa), lấy nét xa (ngược lại so với lấy nét gần) và lấy nét lia (làm nét toàn bộ khung hình).

Dùng điện thoại khác để điều khiển chụp ảnh

Nếu bên cạnh chiếc Galaxy S5, bạn có thêm một chiếc điện thoại Samsung Galaxy đời cao khác, thì bạn có thể dùng chiếc điện thoại đó để điều khiển chụp ảnh trên chiếc S5. Như vậy, bạn có thể đặt chiếc S5 lên giá đỡ, xem trước, điều khiển và chụp ảnh từ xa rất tiện lợi. Tính năng này có ngay trong phần cài đặt của ứng dụng chụp ảnh. Bạn đọc có thể theo dõi hướng dẫn ở video bên dưới.

Minh họa tính năng điều khiển chụp ảnh với một điện thoại Samsung Galaxy S5 khác
Tuy nhiên, cần lưu ý không phải điện thoại Galaxy nào cũng có thể kết hợp với S5 trong tính năng này. Chỉ những điện thoại Galaxy cao cấp nhất, bao gồm Galaxy S4, S5 và Galaxy Note 3 là có thể điều khiển chụp ảnh từ xa được.

Chế độ riêng tư

9 tính năng thú vị trên Samsung Galaxy S5
Chế độ riêng tư (Private Mode) là tính năng mới trên Galaxy S5, cho phép bạn cất giấu những dữ liệu nhạy cảm như hình ảnh, ghi chú hay tập tin. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về chế độ này, cũng như cách sử dụng trong bài viết Bảo mật tuyệt đối cho dữ liệu nhạy cảm trên Galaxy S5.

Toolbox

9 tính năng thú vị trên Samsung Galaxy S5
Toolbox (góc trái) giúp bạn truy cập nhanh 5 ứng dụng thường dùng
Toolbox (Hộp công cụ) là tính năng cho phép bạn truy cập nhanh các chương trình thường dùng. Khi bật tính năng này, một biểu tượng nhỏ sẽ được hiển thị trên màn hình, khi bấm vào sẽ liệt kê các ứng dụng đã chọn. Bạn có thể chọn tối đa 5 ứng dụng cho Toolbox.

Tạp chí của tôi

9 tính năng thú vị trên Samsung Galaxy S5
My Magazine giúp việc theo dõi tin tức tiện hơn, nhưng ít tùy biến và chưa có nguồn tin tiếng Việt
Tạp chí của tôi (My Magazine) là ứng dụng đọc tin của dòng điện thoại Samsung Galaxy, hoạt động trên nền tảng của Flipboard. Ứng dụng này đã xuất hiện trên những dòng Galaxy trước đây, nhưng trên Galaxy S5 nó được tích hợp ngay ở màn hình ngoài cùng, gần giống như BlinkFeed của HTC.
Do hoạt động trên nền Flipboard nên Tạp chí của tôi sẽ không có những dịch vụ tin tức tiếng Việt. Khả năng tùy chỉnh nguồn tin của ứng dụng này cũng kém linh hoạt hơn so với ứng dụng Flipboard.